“Thấu hiểu người mua sắm là nghiên cứu tiêu dùng được áp dụng để cải thiện doanh số, lợi nhuận và giá trị cốt lõi của một nhãn hiệu, một ngành hàng hoặc cửa hiệu thông qua những thay đổi hướng về người tiêu dùng đối với môi trường bán lẻ và thông điệp của nó”.
Nghiên cứu mua sắm tập trung rất nhiều vào việc khám phá hành trình người mua sắm thực hiện trước và trong khi mua bất kỳ sản phẩm nào. Hành trình mua sắm có thể được chia thành ba giai đoạn riêng biệt về hành vi và ảnh hưởng.
Khoảng khắc đầu tiên của sự thật: sau khi nhìn thấy sản phẩm trên kệ hàng, trong khoảng thời gian ngắn 3 – 7 giây, là cơ hội quan trọng nhất đối với nhãn hàng bởi đây là lúc marketer sẽ biết được “khoảng khắc đầu tiên của sự thật”. Sau tất cả những quảng cáo hoa mỹ về sản phẩm trên tivi đến báo in, báo điện tử… khi tiếp xúc với nhãn hàng tại cửa hàng là lúc người tiêu dùng kiểm nghiệm lại lời hứa của nhãn hàng. Nếu sản phẩm hiện diện trước mặt đúng với mong đợi của người mua và được thể hiện ở việc khách hàng sẽ chọn lựa sản phẩm, điều đó có nghĩa là nhãn hàng đã giữ đúng lời hứa với khách hàng. Việc người mua sắm tiếp tục đi qua mà không dừng bước lại trước sản phẩm có nghĩa là nhãn hàng đã thất bại trong việc thực thi lời hứa. Những thông điệp từ quảng cáo, PR… và sản phẩm hiện hữu dường như có một độ chênh. Và đó cũng là sự thật mà nhãn hàng phải đối mặt. Khoảng khắc thứ 2 của sự thật là lúc người mua sử dụng sản phẩm. Sự hài lòng hay không hài lòng sẽ được thể hiện ở hành động có tiếp tục mua hàng lần thứ 2 hay không.
Sự khác nhau giữa thấu hiểu người tiêu dùng và thấu hiểu người mua sắm
Thấu hiểu người mua sắm là một phần của thấu hiểu người tiêu dùng. Thấu hiểu người mua cung cấp cho các công ty một hiểu biết tốt hơn về động lực của hành trình đi mua sắm của người tiêu dùng, trong khi thấu hiểu tiêu dùng bao hàm cả các yếu tố tiêu dùng dựa vào 4Ps. Thấu hiểu tiêu dùng cung cấp các phản hồi và quan trọng hơn là những hiểu biết về hành vi, nhận thức hiện tại, tương lai và đối với quảng cáo, phân phối, giá, sản phẩm, những phân khúc tiêu dùng khác và trên hết những phân khúc này tác động với nhau như thế nào.
Cụ thể hơn, nhu cầu tiêu dùng chi phối hành vi mua sắm. Người mua sắm và người tiêu dùng là hai khía cạnh khác nhau, nhưng là những yếu tố bổ sung cho nhau trong “hành trình mua sắm” tổng quan.
Để thực sự hiểu hành vi, động lực và việc mua sắm, chúng ta phải hiểu toàn diện tiến trình “hành trình mua sắm” trong bối cảnh mua sắm khách quan. Hiểu “hành trình mua sắm” sẽ dẫn đến những chiến lược thương hiệu, mặt hàng và trưng bày có hiệu quả nhất cho các nhà sản xuất và bán lẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét